KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC KHI MANG THAI
Khám sàng lọc trước khi mang thai là các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra sức khỏe di truyền của cả cha và mẹ trước khi quyết định mang thai. Bằng phương pháp này, ba mẹ có thể chủ động hiểu tình hình sức khỏe di truyền của mình để từ đó cùng các bác sĩ tìm ra phương pháp sinh an toàn giúp bé khỏe mạnh.Những con số đáng lưu tâm
Dựa trên Thống kê y tế của Tổ chức Y tế thế giới - WHO phát hành năm 2017, trong 194 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Việt Nam đang đứng thứ 80 về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Theo đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở nước ta là 11.4/1000 ca sinh. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng không hề nhỏ, khoảng 54 trên 100.000, nguyên nhân bao gồm mắc bệnh tim mạch, nội tiết, nhiễm trùng, sản giật,... Trong khi những rủi ro kể trên hoàn toàn có thể giảm thiểu tối đa bằng việc khám sàng lọc trước khi mang thai, thì rất nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng và hay bỏ qua công tác này.
Lợi ích của việc khám sàng lọc trước khi mang thai
Bằng việc khám sàng lọc trước khi mang thai, chúng ta có thể ngăn ngừa từ rất sớm các nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, lưu thai không rõ nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và con, hoặc thậm chí là nguyên nhân gây hiếm muộn. Sự di truyền của bố mẹ quyết định phần lớn sức khỏe của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Nếu được thăm khám và xác định sớm, các bác sĩ sẽ có căn cứ xác thực để đưa ra các lời khuyên về thời điểm sinh con, cách thức sinh con sao cho phù hợp. Đồng thời, trong quá trình thăm khám bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về dinh dưỡng, chăm sóc hoặc dùng thuốc để có một thai kỳ hoàn hảo nhất.
Bằng việc khám sàng lọc trước khi mang thai, chúng ta có thể ngăn ngừa từ rất sớm các nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, lưu thai không rõ nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và con, hoặc thậm chí là nguyên nhân gây hiếm muộn. Sự di truyền của bố mẹ quyết định phần lớn sức khỏe của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Nếu được thăm khám và xác định sớm, các bác sĩ sẽ có căn cứ xác thực để đưa ra các lời khuyên về thời điểm sinh con, cách thức sinh con sao cho phù hợp. Đồng thời, trong quá trình thăm khám bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về dinh dưỡng, chăm sóc hoặc dùng thuốc để có một thai kỳ hoàn hảo nhất.
Cần chuẩn bị gì khi khám sàng lọc trước khi mang thai
Khám sàng lọc trước khi mang thai vô cùng đơn giản và nhanh chóng, không cần chuẩn bị quá nhiều. Bên cạnh việc sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm, ba mẹ cũng cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin tình hình sức khỏe bản thân quá khứ và hiện tại, lịch sử mang thai, tiền sử bệnh lý của mình và gia đình để giúp các bác sĩ đánh giá tổng quát hơn với mọi nguy cơ.
Khám sàng lọc trước khi mang thai tại các bệnh viện, trung tâm uy tín có độ chính xác cao, giúp chúng ta nhanh chóng và chủ động đưa ra các quyết định của mình cho một thai kỳ khỏe mạnh sau này.
Các phương pháp khám sàng lọc trước khi mang thai
1. Đối với người cha
Khám tổng quát – lâm sàng: ở bước này các bác sĩ sẽ yêu cầu biết tiền sử sức khỏe của bản thân bạn và gia đình. Sau đó tiến hành đo mạch, nghe tim phổi, huyết áp, các chỉ số BMI cũng như khám tổng quát cơ quan sinh dục
Chụp X-Quang tim phổi
Siêu âm bẹn bìu
Xét nghiệm cơ bản gồm xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm tinh dịch đồ
Xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục
Sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể
2. Đối với người mẹ
Khám tổng quát – lâm sàng (tương tự đối với người cha)
Khám – siêu âm phụ khoa, vú
Chụp X-quang tim phổi
Xét nghiệm cơ bản gồm xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đông máu cơ bản
Xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục
Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng tới thai kỳ
Sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể
**Trong đó sàng lọc di truyền đặc biệt cần thiết đối với những trường hợp cha/mẹ có:
- Người thân trong gia đình mắc các dị tật bẩm sinh, vô sinh, các vấn đề về tâm thần
- Các vấn đề về đường huyết
- Có người thân mắc hoặc mang gene di truyền như máu khó đông, u xơ thần kinh loại 1, tan máu bẩm sinh,…
- Có người thân mắc các dị tật như hở hàm ếch, chân cong, trầm cảm, sinh giảm thị lực, kém nghe nhìn…
- Phụ nữ mang thai khi cao tuổi
Khám tổng quát – lâm sàng: ở bước này các bác sĩ sẽ yêu cầu biết tiền sử sức khỏe của bản thân bạn và gia đình. Sau đó tiến hành đo mạch, nghe tim phổi, huyết áp, các chỉ số BMI cũng như khám tổng quát cơ quan sinh dục
Chụp X-Quang tim phổi
Siêu âm bẹn bìu
Xét nghiệm cơ bản gồm xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm tinh dịch đồ
Xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục
Sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể
2. Đối với người mẹ
Khám tổng quát – lâm sàng (tương tự đối với người cha)
Khám – siêu âm phụ khoa, vú
Chụp X-quang tim phổi
Xét nghiệm cơ bản gồm xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đông máu cơ bản
Xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục
Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng tới thai kỳ
Sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể
**Trong đó sàng lọc di truyền đặc biệt cần thiết đối với những trường hợp cha/mẹ có:
- Người thân trong gia đình mắc các dị tật bẩm sinh, vô sinh, các vấn đề về tâm thần
- Các vấn đề về đường huyết
- Có người thân mắc hoặc mang gene di truyền như máu khó đông, u xơ thần kinh loại 1, tan máu bẩm sinh,…
- Có người thân mắc các dị tật như hở hàm ếch, chân cong, trầm cảm, sinh giảm thị lực, kém nghe nhìn…
- Phụ nữ mang thai khi cao tuổi
Mang thai là hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đi kèm nhiều lo lắng. Để có thể chủ động sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, ba mẹ hãy tìm hiểu và thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai nhé!