Rối loạn tiêu hóa và những điều mẹ cần biết

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Việc nắm rõ rối loạn tiêu hóa trẻ em là gì? Dấu hiệu của bệnh lý và những hệ lụy kèm theo giúp mẹ kịp thời xử lý và phòng bệnh, giúp con yêu phát triển toàn diện
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến nhưng ảnh hưởng rất lớn, làm cản trở quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của con yêu. Vì thế mẹ cần nắm rõ rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì? Dấu hiệu của bệnh lý và những hệ lụy kèm theo để kịp thời xử lý cũng như phòng bệnh cho con.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa của trẻ bị co thắt bất thường, gây ra các cơn đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

Trẻ em là đối tượng cần nguồn dinh dưỡng ổn định để phát triển cả về thể chất và trí não. Khi bị rối loạn tiêu hóa, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể trẻ bị thiếu hụt đáng kể, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Bên cạnh đó, trong quá trình lớn lên sau này trẻ sẽ dễ bị tái phát rối loạn tiêu hóa khi có tác nhân xấu từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa khi mẹ thay đổi chế độ ăn đột ngột hoặc các nhân tố xấu từ môi trường. Tuy không phải chứng bệnh nguy hiểm nhưng khi trẻ thường xuyên có các biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Một số dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp như:

Nôn trớ

Nôn trớ (trào ngược dạ dày) là tình trạng thức ăn sau khi nuốt xuống dạ dày bị đẩy ngược lên trên. Theo thống kê, có đến ⅔ trẻ em gặp phải tình trạng nôn trớ trong những năm tháng đầu đời do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện, tình trạng nôn trớ sẽ giảm dần.

Nôn trớ sinh lý là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do bú quá no, các cữ bú gần nhau, đổi sữa mới, nằm bú không đúng tư thể.  Bên cạnh đó, các dị dạng đường tiêu hóa như teo tắc ruột, teo thực quản, ... cũng là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ.

Khi trẻ bị nôn trớ nhiều khiến cơ thể bị mất nước, các chất điện giải và gây mệt mỏi. Vì thế, khi trẻ bị nôn trớ nhiều kèm theo sốt, co giật hay ngủ li bì, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gặp, với các biểu hiện như: trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, mệt mỏi, đột ngột nôn trớ. 

Khi bị tiêu chảy kéo dài trẻ dễ bị mất nước, các chất điện giải, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ, thậm chí trẻ có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy, ngoài việc bù nước và chất điện giải, mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ cũng cần lưu ý khi con bị tiêu chảy chỉ nên ăn những loại thức ăn loãng, dễ tiêu hóa để cơ thể trẻ có thể hấp thu tốt các dưỡng chất, giúp cơ thể mau chóng hồi phục.

Táo bón

Táo bón là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ đi ngoài không thường xuyên, phân khô rắn, cứng, bụng bị cứng, có cảm giác đau và mót đi cầu nhưng không đi được là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị táo bón.

Khi bị táo bón, trẻ sẽ dễ bỏ bữa, biếng ăn, đau bụng và quấy khóc. Nếu táo bón kéo dài sẽ khiến cơ thể trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và sốt

“Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không?” là vấn đề mà nhiều mẹ rất quan tâm. Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt lâm râm. Bởi sốt là biểu hiện phản ứng lại của cơ thể khi có chất lạ hoặc vi khuẩn lạ xâm nhập. Khi bị sốt do rối loạn tiêu hóa trẻ thường mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc và bỏ bữa. 

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, trong đó có 3 nguyên nhân thường gặp như:

Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột ở trẻ

Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Ở trẻ sức đề kháng còn yếu, hệ vi sinh vật có lợi của đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể khi có nhân tố xấu từ nguồn thức ăn hay môi trường xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ. 

Rối loạn tiêu hóa do khẩu phần ăn không hợp lý

Mẹ cho trẻ ăn khẩu phần ăn không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa. Khi ăn quá no hoặc quá nhiều một loại thực phẩm hoặc đồ ăn quá nhiều chất béo và protein, trẻ sẽ bị đầy bụng, khó tiêu và có thể buồn nôn hoặc nôn.

Bên cạnh đó, do trẻ thích đồ uống có gas, nước ngọt, thức ăn chế biến sẵn. Những loại thức ăn này nếu không được bảo quản đúng cách, vi khuẩn sẽ dễ dàng phát sinh, khiến trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa khi sử dụng. 

Rối loạn tiêu hóa do môi trường

Môi trường sống vệ sinh kém, nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn cũng gây ra các bệnh đường ruột ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị nhiễm khuẩn từ tay, đồ chơi,...Vì thế, mẹ hãy tạo cho con môi trường sống, sinh hoạt lành mạnh, giữ vệ sinh cho trẻ, rửa tay, đồ chơi thường xuyên. Đồng thời tập thói quen không đưa tay lên miệng và rửa sạch tay trước khi ăn.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân như trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa hay trẻ gặp các bệnh lý về đường ruột cũng thường bị rối loạn tiêu hóa.

Tác hại của rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ

Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ không chỉ bị đau bụng, sốt hay nôn ói mệt mỏi mà còn có nhiều tác hại về lâu dài sau này.

Trẻ không hấp thu, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng thấp còi

Tình trạng kém hấp thu và suy dinh dưỡng là hậu quả thường gặp nhất do rối loạn tiêu hóa gây ra ở trẻ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì có tới 30% có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa gây ra.

Khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, hệ đường ruột bị ảnh hưởng làm giảm khả năng hấp thu các dưỡng chất cho cơ thể khiến trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa.

Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa cũng khiến trẻ biếng ăn, chán ăn, cơ thể trẻ không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ sau này.

Giảm tỷ lệ lợi khuẩn có trong đường ruột, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể

Giảm tỷ lệ lợi khuẩn có trong đường ruột, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể là hậu quả của tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ. Khi sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu đi, tạo cơ hội để các vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập và phát triển trong cơ thể bé gây ra các chứng bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng,...ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé sau này.

Ngoài ra, khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài trẻ sẽ bị mất nước, mất các chất điện giải khiến cơ thể bị suy nhược, suy thận, mệt mỏi, thậm chí là tử vong nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

“Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?” luôn là nỗi trăn trở của nhiều mẹ. Khi đường ruột của con đang nhạy cảm, nếu mẹ nhầm lẫn giữa thực phẩm nên ăn và không nên ăn có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của con trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, mẹ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ. Thực phẩm trong thực đơn của trẻ phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, sạch, không chất bảo quản hay chất kích thích để tránh tình trạng con bị rối loạn nặng thêm. 

Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn của con khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:

  • Chuối: trong chuối chứa pectin giúp quá trình tiêu hóa và đại tiện của trẻ trở nên thuận lợi hơn và giàu kali, 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin bổ sung chất điện giải và năng lượng khi trẻ đang mệt mỏi.

  • Sốt táo: táo chứa số lượng pectin dồi dào giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Đồng thời, táo còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho việc cải thiện rối loạn tiêu hóa, táo bón.

  • Thức ăn từ gạo: là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Rau xanh: cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết để tiêu hóa các chất béo không lành mạnh gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

  • Thịt gà: enzyme trong thịt gà sẽ làm dịu dạ dày trẻ đang khó chịu.

  • Sữa chua: Các vi khuẩn có lợi có trong sữa chua sẽ giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, nếu trẻ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do sữa (bất dung nạp lactose) thì không nên sử dụng nhé.

  • Ngũ cốc nguyên hạt: cung cấp đạm và dầu thực vật tự nhiên giúp hệ tiêu hóa bé khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày mẹ cần đặc biệt lưu ý để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

  • Bữa ăn của trẻ phải được cân đối giữa các chất đạm, bột đường, béo và đảm bảo đủ vitamin, khoáng chất.

  • Lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, quy trình chế biến và bảo quản đúng cách, vừa không làm mất đi giá trị dinh dưỡng vừa an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Thức ăn nên ở dạng lỏng, mềm nhuyễn để trẻ dễ tiêu hơn. Đồng thời chia nhỏ bữa ăn để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

  • Cho trẻ uống đủ nước để bổ sung đủ lượng nước đã mất.

  • Mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh khó tiêu như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza và các loại thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, việc đầu tiên nhiều mẹ sẽ nghĩ đến nên cho con uống thuốc gì hay điều trị như thế nào để nhanh khỏi. Nhưng mẹ ơi, thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ chỉ được dùng khi cần thiết, phải theo đúng chỉ định về liều lượng và cách dùng của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc và cho con dùng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cũng không tự tăng giảm liều lượng khi cho trẻ dùng thuốc đã được bác sĩ chỉ định nhé. Khi trẻ có các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và đưa ra các giải pháp điều trị nhanh nhất.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là căn bệnh thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, mẹ có thể thực hiện các giải pháp nhằm phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, mẹ cần cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và cho trẻ bú càng lâu càng tốt để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể trẻ. Nếu không có sữa hoặc sữa không đủ để cung cấp cho trẻ, mẹ cần trao đổi với nhân viên y tế hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tìm được loại sữa thay thế phù hợp, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho mẹ và trẻ

Trong quá trình mang thai và cho con bú, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại thực phẩm tốt và hạn chế các loại thực phẩm có hại giúp mẹ và trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất. Khi trẻ ăn dặm mẹ nên chú ý đến khẩu phần ăn, tỷ lệ các chất và bổ sung thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa để đường ruột của bé phát triển tốt hơn.

Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh trẻ

Mẹ nên cho trẻ vui chơi ở môi trường lành mạnh, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh trẻ. Mẹ hãy luôn chú ý giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn. Đồng thời, tập cho trẻ thói quen rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cho trẻ vận động điều độ và hợp lý giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, bởi khi trẻ vận động sẽ giúp cân bằng hoạt động bài tiết men tiêu hóa và cân bằng nhu động ruột.

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm có trong kế hoạch tiêm chủng quốc gia để tránh các căn bệnh nguy hiểm, tăng sức đề kháng và phòng tránh các vấn đề về sức khỏe, hệ tiêu hóa.

Bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ từ sữa công thức dinh dưỡng ngay từ đầu 

Giải pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ là xây dựng hệ tiêu hóa của trẻ tốt ngay từ đầu. Việc củng cố đường tiêu hóa cho trẻ tốt ngay từ những năm tháng đầu đời sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ trong tương lai, trẻ cao lớn, khỏe mạnh và thông minh hơn.

Sản phẩm dinh dưỡng với thành phần Đạm Whey thủy phân và chất xơ hòa tan FOS giúp trẻ tiêu hóa tốt hấp thu khỏe, cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho hệ tiêu hóa ổn định và phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa. 2’-HMO kết hợp với sữa non giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và giảm tỷ lệ ốm vặt. Trẻ khỏe mạnh từ bên trong là nền tảng để hệ đường ruột của trẻ phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng thường gặp ở trẻ, mẹ sẽ phải cùng con trải qua không dưới 2 lần trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Với những thông tin được chia sẻ qua bài viết, hy vọng sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về rối loạn tiêu hóa ở trẻ và có giải pháp giúp con yêu luôn khỏe mạnh, tránh tình trạng này nhé! 

Box sản phẩm

Oz Dairy

Oz Dairy là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ Chậm tăng cân, Biếng ăn, Suy dinh dưỡng, của Công ty TNHH VHCT -  thương hiệu uy tín với hơn 15 năm phát triển trong thị trường sữa bột dinh dưỡng. Oz Dairy giúp trẻ TĂNG CÂN KHOA HỌC -TIÊU HÓA TỐT nhờ bổ sung hệ dưỡng chất tiên tiến, khoa học bao gồm: Whey protein thuỷ phân, MCT -giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng hấp thu; HMO và sữa non giúp tăng cường miễn dịch; DHA giúp phát triển trí não; MK-7 và hệ Khoáng chất đa dạng giúp phát triển chiều cao.  Đặc biệt, OZ Dairy có 2 cách pha giúp điều chỉnh dinh dưỡng một cách linh hoạt đáp ứng mục tiêu tăng cân theo thể trạng và nhu cầu của từng trẻ riêng biệt. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH VHCT

20 đường 417, Tổ 6, Ấp 5, Xã Phước Vĩnh An, Huyện Củ Chi, Tp. HCM

Tel/Fax: (028) 66761612

Hotline: 0908 255 378

Website: www.gabanatural.com

Facebook: https://www.facebook.com/gabanatural.com/




BÀI VIẾT LIÊN QUAN