Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 3
Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Khi này, mẹ cần chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.
Giai đoạn mẹ bầu tháng thứ 3, đây là thời điểm mà hầu như mẹ bầu nào cũng cảm thấy khó chịu hơn với các hiện tượng phổ biến như táo bón, đầy hơi, đâu đầu. Nhưng cũng ở thời điểm này mẹ sẽ cảm nhận được rõ rệt hơn rằng bé đang lớn lên trong bụng với những thay đổi về kích thước và hình dạng của cơ thể. Mẹ hãy cùng tìm hiểu, ở tháng thứ 3 bé có sự thay đổi gì về chiều cao cân nặng, cũng như thay đổi trong cơ thể mẹ như thế nào.
Tháng thứ 3 của thai kỳ, là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành, m có thể ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Vậy cân nặng, chiều cao của bé thay đổi như thế nào, và mẹ có những thay đổi gì? Có giống giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 2 không?
Mang thai tháng thứ 3 – Giai đoạn đầu thai kỳ
Tháng thứ 3 – Từ tuần thứ 10 của thai kỳ, nguy cơ sảy thai đã giảm đi đáng kể. Mẹ cũng có thể nhận ra bụng mình đã nhô lên một chút. Hơn hẳn so với tháng thứ 2, điều này cho thấy sự phát triển đáng kể của thai nhi.
Sự phát triển của thai nhi
Ở tháng thứ 3, phôi thai đã chính thức trở thành thai nhi với những sự thay đổi đáng kể như đuôi biến mất, xương bắt đầu cứng lại, mắt lớn hơn và linh hoạt hơn, đôi tai đã hình thành:
Sự phát triển của thai nhi tuần 10
Vào tuần thứ 10, phôi thai nặng khoảng 4gr và dài 2.3 cm. Mặc dù thai đang trôi nổi trong nước nhưng hệ thống thần kinh của bào thai đang trải qua trong quá trình tăng trưởng chóng mặt, với các tế bào nhân lên với tốc độ hàng trăm ngàn lần mỗi phút. Trong khi đó, nhiều cơ quan trên cơ thể bé cũng đang phát triển nhanh chóng.
Sự phát triển của thai nhi tuần 11
Ở tuần 11, chiều dài cơ thể bé khoảng 4.1cm, trọng lượng khoảng 7gr, tay và chân dài da, đầu dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Hai bán cầu đại não của bé và các tế bào thần kinh phát triển để trở thành tế bào thần kinh của não. Ngoài ra, hệ thống thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, tim mạch, phổi và hệ tiết niệu của bé cũng đã hình thành, sẽ tiếp tục phát triển nhanh vào tuần tiếp theo.
Sự phát triển của thai nhi tuần 12
Tuần 12 bé dài 5.4cm và nặng khoảng 14gr. Đây là tuần thai cảm ứng khi cánh tay và chân bé đã được hình thành, các ngón tay, ngón chân đã được xác định. Hệ thống thần kinh cảm giác và vận động cũng bắt đầu phát triển.
Sự phát triển của thai nhi tuần 13
Ở tuần này, bé dài 7.4 cm và nặng khoảng 14gr, khuôn mặt bé đã hình thành rõ rệt mắt, mũi, miệng và tai được xác định rõ ràng.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở thai kỳ tháng thứ 3
Mẹ bầu tháng thứ 3 cần chú ý những thay đổi trên cơ thể và chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp cho cơ thể. Có thể bổ sung thêm sữa bầu để ổn định sức khoẻ cho suốt thai kỳ mẹ nhé.
Tuần 10: Những dấu hiệu của triệu chứng nghén như buồn nôn, bắt đầu biến mất, tuy nhiên sự thay đổi ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, có những người vẫn phải chịu đựng ốm nghén trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu cũng đi tiểu thường xuyên hơn.
Tuần 11: Mẹ sẽ thấy hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo, do quá trình lưu lượng máu trong cơ thể, mẹ cũng có thể gặp triệu chứng chảy máu nướu do sự thay đổi nội tiết.
Tuần 12: Bụng mẹ đã phát triển khá lớn so với bình thường, trong người các mẹ cũng cảm thấy dễ chịu hơn, thoải mái hơn khi các triệu chứng ốm nghén thuyên giảm hẳn.
Tuần 13: Mẹ sẽ thấy núm ti của mình sẫm màu, xuất hiện các tĩnh mạch bên dưới da, tử cung có kích thước khoảng bằng quả bưởi. Tuy nhiên, thân nhiệt mẹ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.
Do vẫn ốm nghén, nên việc mẹ mất cảm giác thèm ăn vẫn tiếp tục, vì vậy mẹ nên ăn khi muốn ăn và giữ gìn thể lực của mình. Đây là thời kỳ, dễ bị thai lưu nên mẹ cần chú ý tránh làm việc quá sức, đồng thời, khi bụng dưới đau và xuất huyết thì lập tức đi viện ngay. Nếu vượt qua giai đoạn này, mẹ sẽ bước vào giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4.
Oz Mama For Mum bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào
- Oz Mama For Mum chứa hàm lượng các protein, muối, chất béo và vitamin cao để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển tốt nhất của trẻ.
- Hàm lượng cao DHA có trong Oz Mama For Mum giúp phát triển trí não và tế bào võng mạc mắt của bé, giúp bé tinh anh, thông minh hơn.
- Bổ sung Lysin, Taurin giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt, giúp khắc phục hiệu quả chứng biếng ăn ở trẻ.
- Đặc biệt với các mẹ ít sữa, không có sữa cho con bú thì Oz Mama For Mum là sự lựa chọn sáng suốt để cho trẻ một thực phẩm phát triền tối ưu.
- Bổ sung hệ vi sinh Probiotics giúp phòng chống rối loạn tiêu hóa thường gặp như: tiêu chảy, phân sống, ăn không tiêu, táo bón…
- Cung cấp hàm lượng cao Canxi hữu cơ để trẻ hấp thu dễ dàng, nhờ vậy phát triển chiều cao vượt trội.
- Bổ sung các Vitamin (B1,B2,B5,B6 Axit Folic…) cùng 22 loại axit amin tự nhiên, các nguyên tố vi lượng giúp bé phát triển hoàn hảo.
- Ngoài ra Oz Mama For Mum còn được biết đến là dòng sữa cho trẻ sơ sinh an toàn và giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất.
Thông tin về Oz Milk Nutrition
Công ty TNHH OZ MILK NUTRITON Việt Nam được thành lập từ năm 2013 bởi đội ngũ Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam. Với nghĩa vụ Đong đầy dưỡng chất - Ươm mầm yêu thương mọi sản phẩm của Oz Milk Nutrition đều dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học, nguyên liệu nhập khẩu, công thức dinh dưỡng tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với nhu cầu, thể trạng cũng như khẩu vị của người Việt Nam. Đặc biệt, Oz Milk Nutrion được Bộ Y tế lựa chọn là đối tác duy nhất đồng hành trong năm “Cân bằng dinh dưỡng 2019”.