Có nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ?
Có nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ là mối quan tâm của nhiều bố mẹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này
Sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe được xem là nền tảng quan trọng giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện từ những năm tháng đầu đời. Hiểu rõ điều đó nên bố mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp để nâng cao miễn dịch cho con. Trong đó, dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ cũng là cách thực hiện khá phổ biến hiện nay. Nhưng liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả và an toàn cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để sáng tỏ vấn đề này nhé!
1. Giúp mẹ giải quyết băn khoăn "có nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ?"
Như chúng ta đã biết, sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, virus, kí sinh trùng... và được hình thành từ hệ thống miễn dịch. Trong đó, kháng thể IgG là Immunoglobulin G chiếm hơn 70% tổng lượng kháng thể trong huyết thanh, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của bé. Kháng thể IgG tham gia vào quá trình miễn dịch bằng cách nhận diện và gắn kết vào virus, vi khuẩn làm kích hoạt chuỗi phản ứng dẫn đến đại thực bào tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, trong những năm tháng đầu đời, sức đề kháng của trẻ vẫn còn yếu, nhất là trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Do đó, việc nâng cao miễn dịch cho con trong giai đoạn này là rất cần thiết. Bên cạnh đó, vào những thời điểm giao mùa, dịch bệnh thì việc nâng cao đề kháng cho con lại càng quan trọng hơn.
Trong những phương pháp nâng cao miễn dịch được cho là hiệu quả nhanh hiện nay là sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ được nhiều bố mẹ quan tâm. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý, nếu có dự định cho trẻ dùng thuốc tăng sức đề kháng thì cần phải tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả mang lại.
2. Bật mí cho mẹ những cách tăng sức đề kháng cho trẻ được đánh giá cao hiện nay
Như đã đề cập, sức đề kháng (miễn dịch) chính là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân có hại như vi khuẩn, kí sinh trùng, virus… xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến cơ thể và gây bệnh. Hệ miễn dịch của cơ thể được phân làm 2 loại chính:
-
Hệ miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh): Chính là những yếu tố miễn dịch có sẵn trong cơ thể ngay từ lúc sinh ra. Nó bao gồm các hàng rào vật lý như: Da, hệ thống các niêm mạc, mồ hôi, dịch nhầy… giúp ngăn cách giữa bên ngoài và bên trong cơ thể để bảo vệ cơ thể và hệ thống một số các tế bào miễn dịch.
Hệ miễn dịch thu được (đặc hiệu): Là khả năng miễn dịch đặc hiệu xuất hiện khi có tác động trực tiếp từ bên ngoài. Nó bao gồm các kháng thể được sinh ra để trung hòa các kháng nguyên đặc hiệu, và hình thành khả năng chống lại các kháng nguyên đó mạnh mẽ hơn ở các lần sau. Để tăng cường miễn dịch cho bé, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp được gợi ý sau đây:
Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một phương pháp được các chuyên gia dinh dưỡng và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao và khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi. Mặc dù thức ăn dặm có thể được thêm vào khẩu phần dinh dưỡng của con từ tháng thứ 6 trở đi nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng với trẻ, đặc biệt là giai đoạn cho con sử dụng nguồn sữa non quý giá sau khi sinh.
Sữa non là loại sữa tiết ra trong khoảng 72h đầu sau khi sinh, có đặc điểm cơ bản là màu vàng nhạt, đặc, dính. Nhiều mẹ thường nghĩ rằng, sữa non không tốt và không chứa nhiều dinh dưỡng nên thường không cho con sử dụng nguồn sữa này.
Trên thực tế, trong sữa non có chứa nhiều thành phần sinh học đặc biệt như các kháng thể, các yếu tố miễn dịch, yếu tố tăng trưởng. Trong đó, hàm lượng kháng thể - yếu tố cấu thành nên hệ miễn dịch cao hơn nhiều lần so với sữa trưởng thành. Đặc biệt, sữa non thu trong 24h đầu, hàm lượng kháng thể cao hơn hẳn so với thu tới các giai đoạn sau (48h, 72h...).
Ngoài ra, trong giai đoạn chăm sóc thai kỳ, mẹ cũng có thể sử dụng các loại sữa dinh dưỡng có thành phần từ sữa non như sản phẩm Oz Gold for Mum của Oz Milk Nutrition để xây dựng một nền tảng miễn dịch khỏe cho mẹ và tăng cường chất lượng sữa mẹ để hỗ trợ miễn dịch cho bé.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ và hệ thống miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một giấc ngủ ngon sẽ tạo ra nhiều kháng thể hơn. Do đó, bố mẹ cần duy trì cho con thói quen ngủ sớm để giúp cơ thể trẻ được thư giãn và nghỉ ngơi qua đó có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Chế độ dinh dưỡng
Thay vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng cho con trong các bữa ăn hằng ngày. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là tiền đề cho việc giúp cơ thể khỏe mạnh.
Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Một số loại thực phẩm mà mẹ cần tăng cường để nâng cao sức đề kháng cho trẻ là: tỏi, trái cây họ cam, quýt, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, gừng, rau bina, sữa chua, quả hạnh nhân, nghệ, trà xanh, đu đủ, kiwi.