Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý mà hầu hết trẻ nào cũng thường mắc phải. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu… Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để giải quyết tình trạng này?
1. Tổng quan về rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng vô cùng phổ biến ở những năm đầu đời của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn trẻ thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bắt đầu đi nhà trẻ.... Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này là do chức năng tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn chỉnh để thích nghi với sự thay đổi. Các dấu hiệu phổ biến cho thấy bé đang bị rối loạn tiêu hóa bao gồm: nôn ói, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, …
2. Giải đáp “trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?”
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, hệ tiêu hóa suy yếu dẫn đến bé có cảm giác chán ngán, không muốn ăn. Chính vì thế, những lúc này mẹ nên lập ra một chế độ ăn uống với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết (chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất) như sau để giúp bé tránh khỏi các tác động xấu của rối loạn tiêu hóa.
2.1. Chuối
Đây là loại thực phẩm được xem là rất thân thiện với dạ dày, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Chuối có chứa nhiều enzyme quan trọng cùng với hơn 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin nên sẽ hỗ trợ điều tiết chức năng của dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Mỗi ngày mẹ chỉ cần cho trẻ ăn từ 1-2 quả chuối, bé sẽ được cung cấp đủ đủ các khoáng chất và vitamin thiết yếu hằng ngày cho cơ thể.
2.2. Gạo hay thức ăn từ gạo
Mẹ nên cho bé ăn nhiều những thực phẩm nhạt như gạo, bánh mì, khoai tây luộc,... Trong đó, nguồn tinh bột dồi dào từ gạo sẽ cung cấp đủ năng lượng cho trẻ, hỗ trợ bé tiêu hóa dễ hơn.
2.3. Sốt táo
Trong táo chứa hàm lượng pectin (là các chất xơ bão hòa và không bão hòa) và chất chống oxy hoá (quercetin và catechin), dồi dào giúp trẻ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, giảm táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi; vì táo được nấu chín, nhừ mềm trẻ sẽ dễ nhai, dễ tiêu hóa hơn.
2.4. Thịt gà
Thịt gà khi được nấu chín đúng cách sẽ trở thành một trong những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, khi mẹ trộn thức ăn cùng với phần nước dùng luộc thịt gà - chứa nhiều enzym có lợi - giúp xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày của trẻ.
2.5. Rau xanh
Rau xanh là câu trả lời hàng đầu cho “trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?”. Bên trong rau chứa nhiều vitamin và chất xơ được nhiều chuyên gia khuyến nghị dùng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể tăng thêm khẩu phần rau vào bữa ăn hằng ngày để giúp tiêu diệt các chất béo không lành mạnh gây khó tiêu ở trẻ.
2.6. Sữa chua
Trong sữa chua thường chứa nhiều các vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn này sẽ giúp cải thiện sự rối loạn ở đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
2.7. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm thực vật và chất xơ dồi dào; đồng thời lượng tinh dầu từ các loại hạt còn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ cũng cần tránh một số thực phẩm không phù hợp trong giai đoạn này, tùy thuộc vào tình trạng rối loạn tiêu hoá của con. Bao gồm:
1. Tổng quan về rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng vô cùng phổ biến ở những năm đầu đời của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn trẻ thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bắt đầu đi nhà trẻ.... Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này là do chức năng tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn chỉnh để thích nghi với sự thay đổi. Các dấu hiệu phổ biến cho thấy bé đang bị rối loạn tiêu hóa bao gồm: nôn ói, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, …
2. Giải đáp “trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?”
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, hệ tiêu hóa suy yếu dẫn đến bé có cảm giác chán ngán, không muốn ăn. Chính vì thế, những lúc này mẹ nên lập ra một chế độ ăn uống với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết (chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất) như sau để giúp bé tránh khỏi các tác động xấu của rối loạn tiêu hóa.
2.1. Chuối
Đây là loại thực phẩm được xem là rất thân thiện với dạ dày, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Chuối có chứa nhiều enzyme quan trọng cùng với hơn 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin nên sẽ hỗ trợ điều tiết chức năng của dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Mỗi ngày mẹ chỉ cần cho trẻ ăn từ 1-2 quả chuối, bé sẽ được cung cấp đủ đủ các khoáng chất và vitamin thiết yếu hằng ngày cho cơ thể.
2.2. Gạo hay thức ăn từ gạo
Mẹ nên cho bé ăn nhiều những thực phẩm nhạt như gạo, bánh mì, khoai tây luộc,... Trong đó, nguồn tinh bột dồi dào từ gạo sẽ cung cấp đủ năng lượng cho trẻ, hỗ trợ bé tiêu hóa dễ hơn.
2.3. Sốt táo
Trong táo chứa hàm lượng pectin (là các chất xơ bão hòa và không bão hòa) và chất chống oxy hoá (quercetin và catechin), dồi dào giúp trẻ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, giảm táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi; vì táo được nấu chín, nhừ mềm trẻ sẽ dễ nhai, dễ tiêu hóa hơn.
2.4. Thịt gà
Thịt gà khi được nấu chín đúng cách sẽ trở thành một trong những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, khi mẹ trộn thức ăn cùng với phần nước dùng luộc thịt gà - chứa nhiều enzym có lợi - giúp xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày của trẻ.
2.5. Rau xanh
Rau xanh là câu trả lời hàng đầu cho “trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?”. Bên trong rau chứa nhiều vitamin và chất xơ được nhiều chuyên gia khuyến nghị dùng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể tăng thêm khẩu phần rau vào bữa ăn hằng ngày để giúp tiêu diệt các chất béo không lành mạnh gây khó tiêu ở trẻ.
2.6. Sữa chua
Trong sữa chua thường chứa nhiều các vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn này sẽ giúp cải thiện sự rối loạn ở đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
2.7. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm thực vật và chất xơ dồi dào; đồng thời lượng tinh dầu từ các loại hạt còn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ cũng cần tránh một số thực phẩm không phù hợp trong giai đoạn này, tùy thuộc vào tình trạng rối loạn tiêu hoá của con. Bao gồm:
Đối với trẻ bị tiêu chảy: Mẹ nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, các loại hoa quả sấy khô… Bởi những loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều đường. Chúng không chỉ là nguyên nhân khiến cho đường ruột hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng hơn mà còn tăng nguy cơ bị béo phì ở trẻ.
Đối với trẻ bị táo bón: Với những trẻ bị táo bón thường sẽ đi kèm tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Do đó mẹ cần tránh những loại thức ăn chứa hàm lượng tinh bột cao như bắp, đậu và các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo. Những chất này sẽ làm cho trẻ đi phân khô, cứng khó tiêu hơn bình thường.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp đường lactose trong sữa: Phần lớn trẻ bị rối loạn tiêu hóa do không thể dung nạp lượng đường lactose có trong một số sản phẩm sữa. Trước tiên, mẹ hãy theo dõi phản ứng của trẻ khi dùng sữa, nếu thấy tình trạng ngày càng nặng hơn thì mẹ nên xem xét đến việc thay đổi loại sữa khác phù hợp hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trên đây là những gợi ý trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì. Các bệnh lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường xảy ra khá phổ biến. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ sẽ biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng và hậu quả là trẻ không tăng cân, chậm phát triển. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải trang bị những thông tin hữu ích để chăm sóc bé mỗi ngày, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng dành cho bé bị rối loạn tiêu hóa cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Đối với trẻ bị táo bón: Với những trẻ bị táo bón thường sẽ đi kèm tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Do đó mẹ cần tránh những loại thức ăn chứa hàm lượng tinh bột cao như bắp, đậu và các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo. Những chất này sẽ làm cho trẻ đi phân khô, cứng khó tiêu hơn bình thường.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp đường lactose trong sữa: Phần lớn trẻ bị rối loạn tiêu hóa do không thể dung nạp lượng đường lactose có trong một số sản phẩm sữa. Trước tiên, mẹ hãy theo dõi phản ứng của trẻ khi dùng sữa, nếu thấy tình trạng ngày càng nặng hơn thì mẹ nên xem xét đến việc thay đổi loại sữa khác phù hợp hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trên đây là những gợi ý trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì. Các bệnh lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường xảy ra khá phổ biến. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ sẽ biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng và hậu quả là trẻ không tăng cân, chậm phát triển. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải trang bị những thông tin hữu ích để chăm sóc bé mỗi ngày, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng dành cho bé bị rối loạn tiêu hóa cần phải được ưu tiên hàng đầu.