Một người ăn hai người khỏe - đó là cách nói dân dã chỉ tầm quan trọng của dinh dưỡng từ người mẹ đối với thai nhi. Ngay từ trước khi bắt đầu thụ thai, thai nhi đã cần dưỡng chất từ mẹ để phát triển. Vì vậy, để con khỏe mẹ nhất định phải chú trọng dinh dưỡng.
Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị có thai, phần đông các mẹ thường cố gắng tìm hiểu những cách giúp con hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn, tìm loại sữa bầu nào tốt vào con không vào mẹ,... mà không biết rằng, chỉ khi mẹ hấp thụ được dinh dưỡng tốt, mới có thể truyền được cho con.
Thai nhi tiếp thu dinh dưỡng từ mẹ
Một báo cáo của Megan Lee, Harvard School of Public Health Alumna cho thấy rằng: Thai nhi ban đầu được phát triển từ một tế bào duy nhất và vì vậy, thai nhi cần dinh dưỡng từ thời điểm thụ thai và bắt đầu làm tổ trong lòng tử cung của mẹ. Nội mạc tử cung là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho phôi thai trong khoảng 8 - 12 tuần đầu tiên, cho đến khi nhau thai hoàn thiện và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua đường máu. Đến lúc này, thai nhi bắt đầu phát triển chủ yếu dựa vào nguồn dinh dưỡng, năng lượng từ mẹ truyền qua nhau thai mẹ.
Một báo cáo của Megan Lee, Harvard School of Public Health Alumna cho thấy rằng: Thai nhi ban đầu được phát triển từ một tế bào duy nhất và vì vậy, thai nhi cần dinh dưỡng từ thời điểm thụ thai và bắt đầu làm tổ trong lòng tử cung của mẹ. Nội mạc tử cung là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho phôi thai trong khoảng 8 - 12 tuần đầu tiên, cho đến khi nhau thai hoàn thiện và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua đường máu. Đến lúc này, thai nhi bắt đầu phát triển chủ yếu dựa vào nguồn dinh dưỡng, năng lượng từ mẹ truyền qua nhau thai mẹ.
Khi mang thai, những gì mẹ ăn và uống sẽ là nguồn dinh dưỡng chính cho em bé phát triển. Trên thực tế, mối liên hệ giữa những gì thực phẩm mẹ bầu ăn và sức khỏe của em bé mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ. Trong dạ dày của mẹ bầu, thức ăn sẽ được phân hủy thành glucose (đường), chất béo và protein. Sau khi tiêu hóa, thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu và truyền từ mẹ sang con qua nhau thai - một bộ lọc rất hiệu quả giúp loại bỏ các yếu tố có hại cho em bé như vi khuẩn. Các yếu tố nhỏ hơn có thể đi qua hàng rào nhau thai vào em bé bao gồm: oxy, glucose, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất, và, ngoài ra cả những chất có hại như caffeine và rượu.
Thực phẩm bổ sung bạn ăn không nên chỉ là calo rỗng mà cần phải đa dạng, đủ vitamin và khoáng chất nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng mà em bé cần để hoàn thiện hình thể, thể chất và cả tâm thần kinh về sau. Ví dụ, canxi giúp tạo và giữ cho xương và răng trẻ chắc khỏe. Trong khi bạn đang mang thai, bạn vẫn cần canxi cho cơ thể, cộng thêm canxi cho em bé đang phát triển. Tương tự, bạn cần nhiều chất dinh dưỡng cần thiết hơn trước khi mang thai.
Mẹ bầu cần hạn chế sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chứa calo rỗng nghĩa là nhiều calo, nhưng lại rất ít giá trị dinh dưỡng cũng như các loại vi chất vi chất dinh dưỡng. Thực phẩm ấy bao gồm gạo trắng (đã xay xát), nước ngọt (Coca, Pepsi, Sprite, nước hoa quả v.v…), rượu, khoai tây chiên (french fries), bánh ngọt, kẹo, đường, các loại bánh mì làm từ ngũ cốc đã qua xay xát (white bread, donut, refined grains bread…), kem, các loại đồ ăn đã qua chế biến, các loại bánh cookies.
Vì sao mẹ ăn nhiều nhưng con sinh ra vẫn “còi"
Có thể nói, cân nặng của con khi sinh ra là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Phần lớn họ đều cố gắng thực hiện chế độ ăn uống tốt nhất, chỉ mong con khi sinh ra sẽ có một cân nặng tốt vì đây là dấu hiệu cho thấy con khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp dù mẹ đã ăn nhiều nhưng con khi sinh ra vẫn “còi".
Theo Dr. David Hill, tác giả của cuốn sách Dad to Dad: Parenting Like a Pro cho biết. Trước tiên, cân nặng của bé sau sinh phụ thuộc vào tuổi thai, một em bé có thời gian ở trong bụng mẹ đủ tháng sẽ có cân nặng cao hơn so với những em bé sinh sớm hơn. Tiếp theo là có thể do yếu tố di truyền, nếu cha mẹ của bé thuộc nhóm “thấp bé nhẹ cân", bé sinh ra có khả năng sẽ nhẹ cân hơn.
Ngoài ra, nếu mẹ bị tăng huyết áp trong quá trình mang thai hoặc bị bệnh về tim, thận,... cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
Còn một vấn đề khác là nhau thai làm sai chức năng khi gặp một số trục trặc như bệnh tiền đạo nhau thai, trong đó nhau thai hóa lỏng ngay ở cổ tử cung, che kín toàn bộ hoặc một phần miệng mở,...Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhau thai bị trục trặc ảnh hưởng tới khoảng 1% số ca mang thai.
Mẹ bầu cần hạn chế sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chứa calo rỗng nghĩa là nhiều calo, nhưng lại rất ít giá trị dinh dưỡng cũng như các loại vi chất vi chất dinh dưỡng. Thực phẩm ấy bao gồm gạo trắng (đã xay xát), nước ngọt (Coca, Pepsi, Sprite, nước hoa quả v.v…), rượu, khoai tây chiên (french fries), bánh ngọt, kẹo, đường, các loại bánh mì làm từ ngũ cốc đã qua xay xát (white bread, donut, refined grains bread…), kem, các loại đồ ăn đã qua chế biến, các loại bánh cookies.
Vì sao mẹ ăn nhiều nhưng con sinh ra vẫn “còi"
Có thể nói, cân nặng của con khi sinh ra là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Phần lớn họ đều cố gắng thực hiện chế độ ăn uống tốt nhất, chỉ mong con khi sinh ra sẽ có một cân nặng tốt vì đây là dấu hiệu cho thấy con khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp dù mẹ đã ăn nhiều nhưng con khi sinh ra vẫn “còi".
Theo Dr. David Hill, tác giả của cuốn sách Dad to Dad: Parenting Like a Pro cho biết. Trước tiên, cân nặng của bé sau sinh phụ thuộc vào tuổi thai, một em bé có thời gian ở trong bụng mẹ đủ tháng sẽ có cân nặng cao hơn so với những em bé sinh sớm hơn. Tiếp theo là có thể do yếu tố di truyền, nếu cha mẹ của bé thuộc nhóm “thấp bé nhẹ cân", bé sinh ra có khả năng sẽ nhẹ cân hơn.
Ngoài ra, nếu mẹ bị tăng huyết áp trong quá trình mang thai hoặc bị bệnh về tim, thận,... cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
Còn một vấn đề khác là nhau thai làm sai chức năng khi gặp một số trục trặc như bệnh tiền đạo nhau thai, trong đó nhau thai hóa lỏng ngay ở cổ tử cung, che kín toàn bộ hoặc một phần miệng mở,...Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhau thai bị trục trặc ảnh hưởng tới khoảng 1% số ca mang thai.
Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị thụ thai và trong qua trình mang thai vô cùng quan trọng, nhiều mẹ ăn nhiều nhưng ăn không đúng cách, dinh dưỡng không cân bằng hoặc “nạp" thêm những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... cũng khiến bé nhẹ cân.
Mẹ bổ sung dinh dưỡng đúng cách, con sẽ phát triển tốt nhất
Khi mẹ ăn, thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa, chuyển hóa thành dinh dưỡng để cơ thể mẹ hấp thụ. Các chất dinh dưỡng này đi qua dòng máu mẹ và trao đổi với máu của thai nhi qua nhau thai.
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists - ACOG), khi mang thai, mục tiêu của mẹ bầu là ăn thực phẩm bổ dưỡng hầu hết thời gian. Để tối đa hóa dinh dưỡng cho thai nhi, mẹ bầu cần tập trung vào năm nhóm thực phẩm sau: trái cây, rau, protein từ thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.
Bữa ăn cho phụ nữ mang thai nên lấp đầy một nửa đĩa trái cây và rau quả, một phần tư bằng ngũ cốc nguyên hạt và một phần tư với một nguồn thịt nạc và cũng có một sản phẩm sữa mỗi bữa ăn.
Hoa quả và rau xanh
Phụ nữ mang thai nên tập trung vào trái cây và rau quả, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Những thực phẩm nhiều màu sắc này chứa ít calo và chứa đầy chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Thịt nạc
Phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm nguồn protein tốt trong mỗi bữa ăn để hỗ trợ sự tăng trưởng của em bé. Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu, đậu phụ, phô mai, sữa, các loại hạt.
Cá và thủy hải sản
Cá và động vật giáp sát có thể là một thực phẩm cực kỳ lành mạnh trong chế độ ăn uống khi mang thai - chúng chứa axit béo omega-3 có lợi và giàu protein và ít chất béo bão hòa. Bạn có thể ăn 2 - 3 bữa cá trong tuần.
Các loại ngũ cốc
Những thực phẩm này là một nguồn năng lượng quan trọng trong chế độ ăn uống của bà bầu, và chúng cũng cung cấp chất xơ, sắt và vitamin B. Ít nhất một nửa lựa chọn carbohydrate (tinh bột - đường) của phụ nữ mang thai mỗi ngày nên đến từ ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bột yến mạch, mì ống làm từ lúa mì hoặc bánh mì và gạo nâu.
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, bà bầu cũng cần uống vitamin hàng ngày từ trước khi có kế hoạch sinh con 3 tháng, suốt thai kỳ và sau khi sinh 3 tháng để có được một số chất dinh dưỡng khó có được từ thực phẩm giúp thai nhi và trẻ sơ sinh phát triển toàn diện , chẳng hạn như axit folic và sắt.
Sản phẩm từ sữa
Ngoài thức ăn, các loại vitamin hay dinh dưỡng từ sữa bầu tốt cũng có thể đi vào máu mẹ và được hấp thụ qua nhau thai để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Mục tiêu mẹ bầu sẽ phải sử dụng 3 đến 4 phần thực phẩm từ sữa mỗi ngày. Thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa bầu, sữa chua và phô mai là nguồn thực phẩm tốt cung cấp canxi, protein và vitamin D cho hình thành xương ở trẻ.
Mẹ bổ sung dinh dưỡng đúng cách, con sẽ phát triển tốt nhất
Khi mẹ ăn, thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa, chuyển hóa thành dinh dưỡng để cơ thể mẹ hấp thụ. Các chất dinh dưỡng này đi qua dòng máu mẹ và trao đổi với máu của thai nhi qua nhau thai.
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists - ACOG), khi mang thai, mục tiêu của mẹ bầu là ăn thực phẩm bổ dưỡng hầu hết thời gian. Để tối đa hóa dinh dưỡng cho thai nhi, mẹ bầu cần tập trung vào năm nhóm thực phẩm sau: trái cây, rau, protein từ thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.
Bữa ăn cho phụ nữ mang thai nên lấp đầy một nửa đĩa trái cây và rau quả, một phần tư bằng ngũ cốc nguyên hạt và một phần tư với một nguồn thịt nạc và cũng có một sản phẩm sữa mỗi bữa ăn.
Hoa quả và rau xanh
Phụ nữ mang thai nên tập trung vào trái cây và rau quả, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Những thực phẩm nhiều màu sắc này chứa ít calo và chứa đầy chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Thịt nạc
Phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm nguồn protein tốt trong mỗi bữa ăn để hỗ trợ sự tăng trưởng của em bé. Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu, đậu phụ, phô mai, sữa, các loại hạt.
Cá và thủy hải sản
Cá và động vật giáp sát có thể là một thực phẩm cực kỳ lành mạnh trong chế độ ăn uống khi mang thai - chúng chứa axit béo omega-3 có lợi và giàu protein và ít chất béo bão hòa. Bạn có thể ăn 2 - 3 bữa cá trong tuần.
Các loại ngũ cốc
Những thực phẩm này là một nguồn năng lượng quan trọng trong chế độ ăn uống của bà bầu, và chúng cũng cung cấp chất xơ, sắt và vitamin B. Ít nhất một nửa lựa chọn carbohydrate (tinh bột - đường) của phụ nữ mang thai mỗi ngày nên đến từ ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bột yến mạch, mì ống làm từ lúa mì hoặc bánh mì và gạo nâu.
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, bà bầu cũng cần uống vitamin hàng ngày từ trước khi có kế hoạch sinh con 3 tháng, suốt thai kỳ và sau khi sinh 3 tháng để có được một số chất dinh dưỡng khó có được từ thực phẩm giúp thai nhi và trẻ sơ sinh phát triển toàn diện , chẳng hạn như axit folic và sắt.
Sản phẩm từ sữa
Ngoài thức ăn, các loại vitamin hay dinh dưỡng từ sữa bầu tốt cũng có thể đi vào máu mẹ và được hấp thụ qua nhau thai để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Mục tiêu mẹ bầu sẽ phải sử dụng 3 đến 4 phần thực phẩm từ sữa mỗi ngày. Thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa bầu, sữa chua và phô mai là nguồn thực phẩm tốt cung cấp canxi, protein và vitamin D cho hình thành xương ở trẻ.