Thành công của các ca phẫu thuật cũng phụ thuộc một phần đáng kể vào khâu chăm sóc người bệnh giai đoạn sau đó. Với người lớn tuổi, cơ thể và sức đề kháng vốn đã suy giảm theo tuổi tác, việc chăm sóc hậu phẫu càng phải được chú trọng đặc biệt. Để cơ thể hồi phục tốt, người cao tuổi cần có chế độ chăm sóc, sinh hoạt và ăn uống hợp lý, kết hợp bổ sung nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng từ sữa.
Giúp người bệnh kiểm soát cơn đau và chăm sóc vết mổ đúng cách
Vết mổ của người bệnh cần được theo dõi hàng ngày để phát hiện kịp thời các dấu hiệu nhiễm trùng, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Trước và sau khi chạm vào khu vực vết mổ, cần sát trùng tay để tránh gây nhiễm trùng vì bụi bẩn. Người nhà cũng cần đảm bảo vết mổ của bệnh nhân được băng đúng cách và giữ gìn sạch sẽ. Ngoài ra, bệnh nhân tránh những cử động mạnh như cười, hắt hơi bất ngờ vì có thể ảnh hưởng tới vết mổ.
Các cơn đau sẽ được kiểm soát bằng cách kiểm soát lượng thuốc giảm đau đưa vào cơ thể một cách hợp lý, giúp cơ thể dần trở lại với những hoạt động thường ngày như trước. Nếu dùng không đủ thuốc giảm đau, người cao tuổi sẽ thấy rất đau, khó ngồi dậy, không đi lại được, nên trình hồi phục sẽ bị chậm lại. Còn nếu dùng quá nhiều thuốc sẽ khiến bệnh nhận lệ thuộc vào thuốc, khó quay lại các hoạt động bình thường nếu không có thuốc. Vì vậy cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ trong khâu hỗ trợ kiểm soát cơn đau cho người cao tuổi sau phẫu thuật.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân sau phẫu thuật, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi nếu không có chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến những biến chứng cho vết mổ như vết mổ lâu lành, nhiễm trùng, bung vết mổ… Hiện nay, nhiều người hay mắc sai lầm khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật là cho người bệnh ăn thật nhiều, từ thức ăn thô đến tinh, hoặc bổ sung quá nhiều vitamin, dưỡng chất… với quan niệm như vậy mới mau hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, cần có sự chọn lọn hợp lý và cân đối các loại dinh dưỡng. 5 loại chất cần bổ sung vào thực đơn người bệnh bao gồm:
Chất đạm: Chất đạm trong các thực phẩm này có tác dụng giúp người bệnh phục hồi, đồng thời axit amin từ đạm có liên quan trực tiếp tới quá trình tái tạo mô của cơ thể. Để mau lành vết mổ, người bệnh phải được cung cấp đầy đủ chất đạm. Những thực phẩm có nhiều đạm bao gồm thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu và hạt.
Chất béo: Các chất béo tốt và phù hợp với người cao tuổi là những chất có trong cá hay hải sản. Nên hạn chế ăn chất béo từ động vật như heo, bò, gà, vịt…
Chất xơ: Một loại chất rất quan trọng cần bổ sung cho người cao tuổi sau phẫu thuật chất chất xơ. Thức ăn chứa chất xơ đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh táo bón, một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật ổ bụng. Thức ăn chứa nhiều chất xơ là rau quả, trái cây tươi, bánh mì nâu và bánh mì đen làm từ ngũ cốc.
Beta-caroten: Là chất có trong các loại thức ăn mà cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A – vi chất rất quan trọng cho việc hình thành mô sẹo, làm nhanh lành vết thương. Các thực phẩm chứa nhiều beta-caroten mà bệnh nhân cao tuổi nên ăn là cà rốt, đu đủ, gấc, khoai lang, bí đỏ.
Ngoài ra, người nhà cần lưu ý cho bệnh nhân uống đủ nước để đào thải các độc tố từ việc uống thuốc. Các loại thức ăn cần được chế biến theo dạng mềm như cháo, súp, sữa… để dễ hấp thu. Có thể chia nhỏ bữa ăn và kéo dài thời gian cho ăn để giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn.
Nhiều người bệnh cao tuổi sau phẫu thuật thường mệt mỏi, kém ăn và khó hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Những trường hợp đó, khi chăm sóc người bệnh cần lưu ý bổ sung nguồn dinh dưỡng từ sữa, nên chọn các loại sữa có năng lượng cao, giúp bồi bổ cơ thể nhanh chóng để người bệnh phục hồi nhanh.
● 1 ly 200ml cung cấp 200 Kcal
● Tốt cho hệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
● Cung cấp MUFA, PUFA, axit béo thiết yếu Omega 3; omega 6
● Không Cholesterol: Phòng tránh xơ vữa động mạch
● Giúp dễ hấp thu và tiêu hóa.
● Giúp xây dựng và bảo vệ hệ cơ xương
● Bổ sung các vitamin và khoáng chất rất thích hợp khi cần hồi phục sức khỏe nhanh
Sản phẩm thích hợp với:
● Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi
● Thích hợp với người ốm yếu, người cao tuổi
● Người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
● Người có nhu cầu năng lượng cao