BỘT ĂN DẶM TỐT CHO TRẺ 7 THÁNG NÊN CÓ THÀNH PHẦN GÌ?
Theo khuyến nghị của các tổ chức dinh dưỡng quốc tế cũng như Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tròn 6 tháng tuổi, bé nên được tập ăn dặm. Nhưng khi được 7 tháng tuổi, bé phát triển nhanh hơn và cần được bổ sung thêm dưỡng chất, để đảm bảo đáp ứng đủ theo nhu cầu tăng trưởng. Bài viết sau đây giúp các mẹ nắm vững kiến thức ăn dặm và hiểu về “bột ăn dặm tốt cho trẻ 7 tháng nên có thành phần gì?”, nhằm dễ dàng lên thực đơn cho con.
Lưu ý về nhu cầu dinh dưỡng trong bột ăn dặm tốt cho trẻ 7 tháng
Thường thì bé được 7 tháng tuổi, đã có những chiếc răng sữa đầu tiên. Lúc này bé yêu có những bước tiến bộ hơn trong việc cảm nhận mùi vị và “nhâm nhi” thưởng thức món ăn trong mỗi bữa ăn dặm, hình thành khẩu vị riêng và có cả các món ăn yêu thích đấy. Đồng thời, nhu cầu năng lượng của bé cũng cao hơn. Thế nên, mẹ nhớ chú ý những điều sau khi chọn bột ăn dặm để con có thể khám phá thế giới ẩm thực thật thú vị nhé!
Từ 7 tháng tuổi, mẹ có thể tăng độ thô cho bé làm quen.
– Tăng dần độ thô cho bé: Giai đoạn từ 7 tháng đến 8 tháng tuổi, bé đã được làm quen với ăn dặm, mẹ bắt đầu tăng dần độ thô cho con bằng cách sử dụng nhiều loại thực phẩm hơn, cách chế biến đa dạng hơn và lượng thức ăn cũng tăng dần lên. Cháo nấu theo tỉ lệ là 1:7 (1 gạo, 7 nước). Thức ăn không rây mịn nữa mà chỉ cần nghiền nhuyễn bằng muỗng là được.
– Cho con làm quen với bột mặn: Bé 7 tháng tuổi có thể thử ăn bột mặn (bột tôm, cua, cá, lươn…) bên cạnh bột ngọt nhằm làm phong phú các bữa ăn. Sự “chuyển giao” này nên diễn ra từ từ để con yêu kịp thích nghi, bằng cách cho ăn xen kẽ một bữa ăn bột mặn và một bữa bột ngọt. Nếu trẻ chưa thích ứng ngay với bột mặn, mẹ có thể cho bé nhấm nháp chút thôi, rồi dần tăng số lượng lên.
Bột ăn dặm cho trẻ 7 tháng cần bổ sung chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Cân đối và phối hợp 4 nhóm thực phẩm: Bột đường, đạm, béo, vitamin & khoáng chất để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, giúp bé dễ hấp thu và phát triển một cách toàn diện.
– Chọn sản phẩm bổ sung chất xơ: Dù bé đã được 7 tháng tuổi nhưng hệ tiêu hoá của bé vẫn còn chưa hoàn thiện hẳn. Mẹ nên chú ý chọn bột ăn dặm giàu chất xơ tự nhiên từ các thực phẩm như cải bó xôi, bông cải xanh, măng tây, cải xoăn; trong ngũ cốc như đậu xanh, yến mạch, khoai lang,…để bé dễ tiêu hóa và hấp thu tốt. Mẹ cũng đừng quên dầu ăn trong mỗi bát bột của bé theo tỷ lệ phù hợp nhé.
– Chọn sản phẩm thương hiệu uy tín: Nếu như mẹ chọn bột ăn dặm cho bé để tiết kiệm thời gian và đảm bảo cân bằng đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu, thì hãy tin dùng Oz Milk Nutrition, thương hiệu uy tín – được nhiều người tin dùng, các nguyên liệu được kiểm tra theo quy trình chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé.
Bữa ăn dặm phong phú và đúng giờ giúp bé hứng thú với thức ăn hơn.
Ngoài việc chú ý thành phần dinh dưỡng trong bột ăn dặm tốt cho trẻ 7 tháng thì mẹ cũng nên chú ý thêm việc phân bổ bữa ăn trong 1 ngày cho bé. Giai đoạn khoảng 7 tháng tuổi, chủ yếu là để bé tập làm quen đa dạng mùi vị và phải đủ bữa cũng như giờ giấc ăn dặm. Vậy nên mẹ có thể duy trì 2-3 bữa/ngày với lượng tăng dần mỗi bữa cho bé. Mẹ nên tập cho bé ăn vào các khung giờ cố định hàng ngày là tốt nhất vì sẽ giúp cơ thể bé hình thành nhịp sinh học tiêu hóa cũng như dần hình thành thói quen ăn uống tốt.
Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm kết hợp việc duy trì sữa mẹ dưới đây để lên thực đơn hợp lý 1 ngày cho bé.
Tóm lại, trẻ 7 tháng tuổi cần được xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, bổ dưỡng để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho sự phát triển tối ưu thể chất và trí tuệ, đặc biệt bộ não và hệ thần kinh đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh. Sự tận tâm, kiên nhẫn trong chăm sóc và nắm vững kiến thức về dinh dưỡng của mẹ trong mỗi bữa ăn dặm sẽ tạo nền tảng tốt đẹp cho thói quen cũng như văn hoá ăn uống của trẻ về sau. Mong mẹ tìm được câu trả lời cho bột ăn dặm nào tốt cho trẻ 7 tháng và hành trình ăn dặm của bé đầy hứng khởi nhé!
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.