Bí quyết xử trí khi bé ăn dặm bị táo bón

BÍ QUYẾT XỬ TRÍ KHI BÉ ĂN DẶM BỊ TÁO BÓN

Trẻ nhỏ khi bước vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Bé ăn dặm bị táo bón là tình huống khiến nhiều mẹ băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm được lý do và cách xử trí với tình trạng này. Mẹ tham khảo ngay nhé!

1. Tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón?

Phần lớn nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón đến từ phần ăn của trẻ mỗi ngày. Mẹ cùng điểm qua những lý do thường gặp sau đây nhé:
  • Cho bé ăn dặm quá sớm: Khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi với thức ăn lạ, bị kích ứng hay rối loạn chức năng.
  • Bé uống ít sữa mẹ: Uống ít sữa hoặc cai sữa hoàn toàn mà không có chế độ khẩu phần phù hợp, dễ gây thiếu nước, có thể dẫn đến táo bón.
  • Bé chưa uống đủ nước: Dù được uống sữa và có thực đơn ăn dặm tốt nhưng nếu chỉ uống ít nước sẽ khiến bé dễ bị táo bón do nhu cầu nước của bé ngày càng cao.


2. Biểu hiện bé bị táo bón

Khi bé có dấu hiệu đi ngoài ít hơn mọi ngày, mẹ nên theo dõi kỹ những biểu hiện dưới đây để biết ngay bé yêu có đang bị táo bón không nhé:
  • Số lần đi ngoài của bé ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần).
  • Phân của bé cứng thậm chí vón cục, rời từng viên nhỏ như phân dê.
  • Bé thấy khó chịu, cáu kỉnh, khóc hoặc la hét khi đại tiện.
  • Bé bị chướng bụng, khó tiêu.

Theo dõi những biểu hiện của trẻ để biết tình trạng sức khỏe. Nguồn: Shutterstock.

3. Cách phòng tránh bé ăn dặm bị táo bón:

Bên cạnh lên thực đơn phù hợp với độ tuổi và duy trì bú sữa mỗi ngày thì mẹ nên thực hiện những biện pháp sau để khắc phục và phòng tránh bé ăn dặm bị táo bón nhé!
  • Cân đối khẩu phần ăn và sữa cho bé phù hợp theo nhu cầu tháng tuổi:
Trước 6 tháng tuổi: Bé nên được bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu của bé hoặc cứ mỗi 2-3 tiếng bé được bú 1 lần, trừ trường hợp đặc biệt được tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Từ 6 – 11 tháng tuổi: Bên cạnh 6 cữ sữa mỗi ngày (khoảng 700 – 900 ml), mẹ có thể bổ sung khẩu phần thêm khoảng 6 – 12 muỗng (5ml/ muỗng) thức ăn mỗi lần tùy theo tháng tuổi. Mỗi bữa ăn dặm cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh, củ quả để phòng chống táo bón.
Từ 12 – 23 tháng tuổi: Bé nên ăn 3 bữa/ ngày như người lớn, mỗi bữa ăn từ 2/3 – 1 chén với 4 nhóm thực phẩm, tăng cường rau xanh trong bữa ăn. Kết hợp thêm sữa mẹ từ 400 – 600ml.
  • Mát xa bụng cho bé: Mẹ có thể xoa tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để tăng tuần hoàn máu, kết hợp với bài tập đạp xe nhẹ nhàng để kích thích trẻ tiêu hóa và đi ngoài.

Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng để bé dễ tiêu hóa hơn. Nguồn: Shutterstock

  • Tập cho bé thói quen đại tiện mỗi ngày: Mẹ nên tập cho bé đi ngoài vào một khung giờ cố định để tạo thói quen, từ đó sẽ hạn chế bị táo bón.
  • Tăng cường chất xơ: Chất xơ có khả năng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, giúp bé đại tiện dễ dàng, mẹ nên bổ sung chất xơ cho bé từ rau xanh và quả chín.
  • Bổ sung lợi khuẩn: Lợi khuẩn giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Mẹ có thể bổ sung cho trẻ qua thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn (probiotics) như sữa chua hoặc các loại bột ăn dặm có bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho bé.

Mách mẹ bí quyết lên thực đơn cho bé ăn dặm cùng Bột ăn dặm Gaba giúp bé được bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12TM cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bột ăn dặm Gaba là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho bé ăn dặm – chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất – với tỷ lệ phù hợp theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp bé dễ hấp thu. Và đặc biệt, các nguyên liệu đều được kiểm tra theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn, chất lượng và dinh dưỡng cho bé yêu.

Không những đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé, tiết kiệm thời gian cho mẹ, Bột ăn dặm Gaba còn đa dạng hương vị mặn – ngọt như Gạo Sữa, Yến Mạch Sữa, Bò Rau Củ, Cá Hồi Bông Cải Xanh, Heo Bó Xôi, Gà Rau Củ… giúp mẹ dễ dàng thay đổi món cho bé đổi vị, ăn ngon mỗi ngày.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để khắc phục và phòng tránh táo bón, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh và cứng cáp.


Chuyên gia Trung tâm Dinh dưỡng Oz Milk Nutrition


BÀI VIẾT LIÊN QUAN